Sông Dinh hay còn gọi Sông Cái bắt nguồn từ dãy núi cao É Lâm Thông giáp với tỉnh Lâm Đồng, chảy qua các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đổ ra cửa biển Đông Hải. Nước sông Dinh cũng tưới một phần diện tích các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Bắc.
Trên dòng sông Dinh, đoạn từ thôn Tân Mỹ xuôi về Tháp Chàm có 2 cái đập: đập Nha Trinh và đập Lâm Cấm. Đập Nha Trinh ở phía Tây Nam trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Nha Hố, có 2 nhánh: kinh Nam, kinh Bắc; đập Lâm Cấm, tọa lạc gần chợ Mèo -Tháp Chàm.
Có thể vô tình hay do “thói quen”, ai đó trong chúng ta khi đến vùng thượng lưu đập Nha Trinh, Ninh Thuận trở ngược về phía trên cứ tưởng nơi này có đủ loại cá như những nơi có chung dòng nước đi qua. Ở đâu có sông, có hồ, có chung dòng nước… ở đó cũng có chung các loài thủy tộc! “Pak halei hu ia, pak nan hu ikan ”- Ở đâu có nước, ở đó có cá – người Chăm nói thư thế. Nhưng thực ra vùng này hoàn toàn không có cá rô, loại cá rô gai. Đây là điều khá kỳ lạ, rất “đặc thù”. Về góc độ khoa học, có thể là do cấu tạo địa chất, điều kiện môi trường tự nhiên, … không thích nghi cho loài cá này sinh sôi phát triển nên gần như bị “tuyệt chủng” loài cá rô gai!! Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy tài liệu khoa học nào lý giải về hiện tượng “kì lạ” đó.
Tuy nhiên, theo truyền thuyết của người Chăm, việc vùng thượng lưu từ đập Nha Trinh trở ngược về phía trên không có con cá rô gai là do tích sau:
Ngày xưa, dưới thời vua Po Kong Girai (Shinhavarmen II từ khoảng năm 1151 – 1205), khi tiến hành xây dựng đập Nha Trinh, nhà vua có giao cho vị cận thần Po Klong Kasait – một công trình sư về thủy lợi hàng đầu của nước Champa lúc bây giờ để thiết kế, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc công trình xây dựng đập Nha Trinh.
Ngoài việc đôn đốc nhân dân đắp đập, để có cá cải thiện bữa ăn, Po Klong Kasait đã cho thả lưới bắt cá.
Vào một ngày kia, dưới trời nắng gắt vùng xứ nóng, Po Klong Girai đến kiểm tra đột xuất tiến độ công trình. Khi vua Po Klong Girai đi qua, thấy Po Klong Kasait ở dưới nước hai tay đang gỡ lưới, miệng thì đang ngậm một con cá rô. Nhà vua thấy thế bật cười to, Po Klong Kasait nhìn lên và cũng cười theo. Không ngờ, khi Po Klong Kasait vừa mở miệng thì con cá đã tuột vào cuống họng làm cho Po Klong Kasait ngạt thở, đớn đau, la hét ầm ĩ. Po Klong Girai thấy thế vội đọc thần chú. Lời thần chú của Po Klong Girai vừa dứt, con cá rô đã bật ra khỏi cổ họng Po Klong Kasait rớt xuống nước bơi đi. Po Klong Kasait thấy uất trong người liền hầm hực nặng lời nguyền rủa: “Lũ cá rô chết tiệt này, chúng bay mãi mãi không được sống từ vùng này trở về thượng nguồn”. Có lẽ lời nguyền của Ngài đã đúng vào “giờ thiêng – tuk sunit” nên từ đó đến nay, các ao hồ, sông nước vùng này hầu như không bao giờ có loài cá rô gai sinh sống! Và, đối với người Chăm, lời nguyền là điều rất hệ trọng. Những tài sản, đất đai … nào dù rất có giá trị nhưng môt khi bị người khác nguyền rủa thì người Chăm rất kiêng kị, ngại tiếp nhận vì họ cho rằng thụ hưởng những tài sản đó cuộc sống sẽ bị tan tành nát bấy như những viên chì “Khăng yâu pathei, ralô urang bilei, rong jieng tamak – Cứng như gang, nhiều người oán than, nát tan thành chì ”.
Có thể vô tình hay do “thói quen”, ai đó trong chúng ta khi đến vùng thượng lưu đập Nha Trinh, Ninh Thuận trở ngược về phía trên cứ tưởng nơi này có đủ loại cá như những nơi có chung dòng nước đi qua. Ở đâu có sông, có hồ, có chung dòng nước… ở đó cũng có chung các loài thủy tộc! “Pak halei hu ia, pak nan hu ikan ”- Ở đâu có nước, ở đó có cá – người Chăm nói thư thế. Nhưng thực ra vùng này hoàn toàn không có cá rô, loại cá rô gai. Đây là điều khá kỳ lạ, rất “đặc thù”. Về góc độ khoa học, có thể là do cấu tạo địa chất, điều kiện môi trường tự nhiên, … không thích nghi cho loài cá này sinh sôi phát triển nên gần như bị “tuyệt chủng” loài cá rô gai!! Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy tài liệu khoa học nào lý giải về hiện tượng “kì lạ” đó.
Tuy nhiên, theo truyền thuyết của người Chăm, việc vùng thượng lưu từ đập Nha Trinh trở ngược về phía trên không có con cá rô gai là do tích sau:
Ngày xưa, dưới thời vua Po Kong Girai (Shinhavarmen II từ khoảng năm 1151 – 1205), khi tiến hành xây dựng đập Nha Trinh, nhà vua có giao cho vị cận thần Po Klong Kasait – một công trình sư về thủy lợi hàng đầu của nước Champa lúc bây giờ để thiết kế, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc công trình xây dựng đập Nha Trinh.
Ngoài việc đôn đốc nhân dân đắp đập, để có cá cải thiện bữa ăn, Po Klong Kasait đã cho thả lưới bắt cá.
Vào một ngày kia, dưới trời nắng gắt vùng xứ nóng, Po Klong Girai đến kiểm tra đột xuất tiến độ công trình. Khi vua Po Klong Girai đi qua, thấy Po Klong Kasait ở dưới nước hai tay đang gỡ lưới, miệng thì đang ngậm một con cá rô. Nhà vua thấy thế bật cười to, Po Klong Kasait nhìn lên và cũng cười theo. Không ngờ, khi Po Klong Kasait vừa mở miệng thì con cá đã tuột vào cuống họng làm cho Po Klong Kasait ngạt thở, đớn đau, la hét ầm ĩ. Po Klong Girai thấy thế vội đọc thần chú. Lời thần chú của Po Klong Girai vừa dứt, con cá rô đã bật ra khỏi cổ họng Po Klong Kasait rớt xuống nước bơi đi. Po Klong Kasait thấy uất trong người liền hầm hực nặng lời nguyền rủa: “Lũ cá rô chết tiệt này, chúng bay mãi mãi không được sống từ vùng này trở về thượng nguồn”. Có lẽ lời nguyền của Ngài đã đúng vào “giờ thiêng – tuk sunit” nên từ đó đến nay, các ao hồ, sông nước vùng này hầu như không bao giờ có loài cá rô gai sinh sống! Và, đối với người Chăm, lời nguyền là điều rất hệ trọng. Những tài sản, đất đai … nào dù rất có giá trị nhưng môt khi bị người khác nguyền rủa thì người Chăm rất kiêng kị, ngại tiếp nhận vì họ cho rằng thụ hưởng những tài sản đó cuộc sống sẽ bị tan tành nát bấy như những viên chì “Khăng yâu pathei, ralô urang bilei, rong jieng tamak – Cứng như gang, nhiều người oán than, nát tan thành chì ”.
Lộ Minh Trại (NTO)