Tháp Chàm Pôklông Garai là một trong những địa điểm checkin đang được rất nhiều du khách ghé thăm khi có dịp ghé thăm Ninh Thuận. Tháp nằm lặng lẽ trên ngọn đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh,Tháp Chàm, cách thành phố Phan Rang 9km về phía Tây, tháp Pôklông Garai được xem là biểu tượng và cũng là niềm tự hào qua bao đời của cộng đồng người Chăm sinh sống tại Ninh Thuận và là một phần văn hóa người Ninh Thuận.
Di tích tháp Pô Klong Garai là quần thể tháp Chàm được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 để ghi nhớ công lao của vua Po Klong Garai hay Jaya Indravarman IV (1151 – 1205). Đây là một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chămpa.
Du khách vào tham quan Tháp chỉ cần mua vé 15.000/ lượt để có thể tham quan khu di tích. Vào đây, du khách cũng có thể khám phá được ý nghĩa và sự ra đời của Tháp Chàm. Những quầy hàng lưu niệm tại đây chủ yếu là những sản phẩm mang đậm văn hóa của người dân tộc Chăm mà không phải ở đâu cũng có thể mua đuợc. Đa phần những món hàng lưu niệm là do chính tay người dân tộc Chăm ở đây làm ra nên chất lượng sản phẩm và vẻ đẹp con người Ninh Thuận đều được thể hiện trên sản phẩm.
Tháp Chàm là nơi thường xuyên tổ chức các lễ hội và văn hóa người Chăm. Du khách nên đến đây vào ngày này để tham dự cùng buổi Lễ Kate, một lễ hội lớn của người Chăm, quy tụ hàng trăm nghìn người nô nức ùa về tháp Chăm để cúng tế, thể hiện sự tôn trọng vua chúa và tưởng nhớ công lao người xây dựng nên Tháp Chàm.
Nói đến tháp Chăm là nói đến sự độc đáo của chất liệu xây dựng nên chúng: gạch Chăm. Gạch Chăm cũng làm từ đất sét như mọi loại đất khác, nhưng nó bí ẩn đến mức chúng ta không biết người nghệ sĩ Chăm xưa đã khắc tạc trực tiếp lên gạch sống hay gạch chín. Ghé thăm khu di tích Tháp Pô Klong Garai, du khách sẽ được thưởng thức những đường nét ngoạn mục với lối kiến trúc hình vòm, hình chóp nhọn, phù điêu trang trí mượn của nền văn hóa Chămpa cổ.
Một số góc checkin của du khách tham quan tại Tháp Pôklông Garai
Để đến tham quan tháp Pôklong Garai, du khách có thể đi theo đường quốc lộ 27 hướng đi Đà Lạt, cách thành phố Phan Rang khoảng 9km về hướng Tây, nằm gần ga Tháp Chàm.
Lễ Katê đều diễn ra cùng ngày, cùng giờ ở các tháp Chăm, kể cả bước hành lễ như Lễ rước trang phục, Lễ mở cửa tháp, Lễ tắm thần, Lễ mặc trang phục, đại lễ, hội….Du khách vào đền tháp tham quan không viết, vẽ bậy lên gạch, không đốt nhang và để tiền trong lòng tháp vì không phù hợp với tôn giáo, văn hóa Chăm. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ nhé!!!